Chuyển đến nội dung chính

Top 9+ cây công trình trồng sân thượng chịu nắng tốt

Biết cách lựa chọn cây công trình trồng sân thượng chịu nắng tốt và chăm sóc cây trồng sân thượng đúng kỹ thuật sẽ biến sân thượng thành sân vườn xanh mát.

1. Đặc điểm sân thượng

Sân thượng là khu vực cao nhất của tòa nhà hoặc căn nhà, nơi hứng nắng nóng và gió mưa nhiều nhất. Bề mặt sân thượng thường được lát bê tông cứng, khi vào mùa hè nóng bức sân thượng sẽ nóng hơn. Cộng thêm tình trạng gió hắt từ trên cao sự nắng nóng của sân thượng thực sự sẽ rất khắc nghiệt để trồng cây công trình sân thượng.

Tuy nhiên, sân thượng vẫn là nơi trồng cây vô cùng lý tưởng, bởi rộng thoáng, đón nắng gió tối ưu. Chỉ cần biết cách lựa chọn cây công trình trồng sân thượng chịu nắng tốt và chăm sóc cây trồng sân thượng đúng kỹ thuật thì bạn có thể biến sân thượng của mình thành sân vườn xanh mát.

cách lựa chọn cây công trình trồng sân thượng chịu nắng tốt và chăm sóc cây trồng sân thượng đúng kỹ thuật thì bạn có thể biến sân thượng của mình thành sân vườn xanh mát.

2. Lợi ích khi trồng cây sân thượng

  • Tạo không gian thiên nhiên cho gia đình
  • Giúp thanh lọc không khí cho ngôi nhà
  • Có lợi cho sức khỏe
  • Tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
  • Giúp tiết kiệm ngân sách

3. Một số về sàn sân thượng khi trồng cây

Để trồng cây sân thượng tốt, bạn cần đảm bảo những điều kiện cần thiết.

  • Trước hết, sàn phải làm bằng chất liệu đủ cứng, chống thấm tốt để sau này bạn có thể thoải mái đặt và di chuyển các chậu cây nặng trên đó, đảm bảo hơi ẩm không thể thấm xuống và gây hư hỏng bề mặt sàn. Hãy chọn thiết kế sàn nhà hơi nghiêng về phía thoát nước để chống ngập hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến khối lượng đáng kể của các loại cây mà bạn dự định trồng, khối lượng nặng của các chậu hoa, chậu cây và hộp hoa. Kết cấu phụ của sàn phải có khả năng nâng đỡ và chịu được tổng trọng lượng này.
  • Cuối cùng, để tăng hiệu quả và tính tiện lợi khi trồng cây công trình sân thượng, bạn nên đặc biệt lắp một hệ thống tưới nước thông minh.

Môi trường trồng cây và chăm sóc hơi khắc nghiệt của sân thượng, bạn tốt nhất nên chọn những loại cây trồng ban công có khả năng chịu nắng, sức bền cao

4. Cách chọn cây công trình trồng sân thượng chịu nắng tốt

Với môi trường trồng cây và chăm sóc hơi khắc nghiệt của sân thượng, bạn tốt nhất nên chọn những loại cây trồng ban công có khả năng chịu nắng, sức bền cao và đáp ứng được những tiêu chí sau đây.

  • Các cây công trình chịu được nhiệt và chịu hạn tốt, đặc biệt là vào mùa hè.
  • Có khả năng chịu úng và không thối rễ khi vào mùa mưa.
  • Đối với các cây dây leo nên chọn các loại dây có khả năng leo tốt, cho hoa nhiều và có độ phủ bóng tốt.
  • Cây có sức sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại và không yêu cầu chăm sóc tỉ mỉ và quá thường xuyên.
  • Cây ưa nắng, ưa sáng và thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt.

Cách chọn cây công trình trồng sân thượng chịu nắng tốt

5. Top cây công trình trồng sân thượng chịu nắng tốt

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn chọn cây công trình trồng sân thượng dễ chăm sóc nhất.

5.1 Cây tử đằng

Tử đằng được mọi người ưa chuộng trồng ở ban công và sân thượng vì cây ít sâu bệnh hại, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất như thiếu nước. Hơn nữa, lựa chọn loại cây này làm cây trồng sân thượng chịu nắng là rất phù hợp với những dải hoa màu tím rủ xuống rất đẹp, từ đó tạo độ mát, độ thoáng cho ban công nhà bạn.

Tử đằng được mọi người ưa chuộng trồng ở ban công và sân thượng vì cây ít sâu bệnh hại, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt

5.2 Hoa thiên lý

Hoa thiên lý nở tạo thành chùm màu vàng bắt mắt, cây chịu nắng tốt có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, nóng và gió mạnh. Khi chọn cây thiên lý làm cây trồng sân thượng chịu nắng, bạn nên làm giàn vuông hoặc làm giàn leo dọc để cây cho hoa nhiều và tạo giàn khỏe.

>> Có thể bạn quan tâm: 12 ý tưởng trang trí chậu cây công trình cảnh quan ngoài trời đẹp

5.3 Hoa Tigon

Hoa tigon là loài hoa có màu hồng, bông hoa và lá hình trái tim khá bắt mắt, thuộc loại hoa leo bền khỏe nên ít tốn công chăm sóc, cây ưa nắng và thích nghi tốt với môi trường hạn. Trồng loại cây công trình sân thượng chịu nắng tốt này trên sân thượng còn giúp tạo bóng mát và hương thơm dịu nhẹ cho không gian.

5.4 Cây chanh dây

Chanh dây thuộc dạng cây thân gỗ, cành leo với tua cuốn và dây leo khỏe để sinh trưởng tốt, được sử dụng nhiều để làm cây trồng trên sân thượng chịu nắng. Chỉ cần tạo giàn leo cây sẽ sớm phát triển và tạo bóng mát cho không gian. Đặc biệt, cây còn cho quả ăn ngon.

5.5 Cây huỳnh đệ

Huỳnh đệ là cây phong thủy mang đến sự bền vững cho tình bạn, tình anh em. Cây có hoa leo màu vàng rực rỡ, mang đến bóng mát cho sân thượng nhà bạn nhờ khả năng tạo bóng rất tốt, lá cây xanh mướt và khoẻ khoắn.

Huỳnh đệ là cây phong thủy mang đến sự bền vững cho tình bạn, tình anh em.

5.6 Hoa hồng leo

Cây Hoa Hồng Leo nở hoa quanh năm, thơm nhẹ dịu, dễ sống và sinh trưởng ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả trong môi trường khắc nghiệt nhất, không chỉ có tác dụng tạo bóng mát mà còn giúp tô điểm cho ngôi nhà của bạn thêm phần rực rỡ đầy màu sắc.

5.7 Cây hoa sứ

Cây hoa sứ thuộc dạng thân mọng, lá cây thường rụng để giữ nước cũng là loại cây công trình trồng sân thượng chịu nắng tốt và sinh trưởng mạnh nhất trong các loại cây bonsai trồng ở sân thượng. Ngoài ra, hoa sứ chịu lạnh giỏi và cho hoa nở quanh năm lại rất dễ chăm sóc.

>> Xem ngay: Thảm cỏ công trình cảnh quan đẹp và cách chăm sóc

5.8 Cây lộc vừng

Điểm đặc biệt của loại cây chịu nắng tốt này là vừa có thể làm cảnh vừa có thể tạo bóng mát cho sân thượng, mang nghĩa tích cực về mặt phong thủy cùng với dáng cây đẹp và cuốn hút, cây lộc vừng được trồng nhiều tại sân thượng của các gia đình.

5.9 Cây hoa ban

Cây hoa ban thân cây thẳng, chịu sâu bệnh giỏi và sinh sống tốt trong mọi điều kiện môi trường khác nhau, kể cả nắng nóng cũng có thể cho hoa rất sai và đẹp.

6. Cách chăm sóc cây trồng sân thượng

Sau đây là những điều bạn nên nhớ về cách chăm sóc cây trồng sân thượng để cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.

  • Tránh trồng cây với mật độ quá dày vì sẽ khiến cây thiếu sáng và phát triển chậm hơn, không gian chật, ẩm ướt cũng càng khiến côn trùng sâu bọ dễ sinh sôi, phát triển.
  • Đảm bảo cây nhận đủ nắng nhưng cần che chắn, có thể trồng xen kẽ cây ưa nắng và cây ưa bóng râm để tận dụng không gian.
  • Cung cấp đủ nước cho cây, tưới cây vào mỗi buổi chiều để cấp đủ ẩm cho cây vào ban đêm, tưới nước cần chậm và đều tay để cây kịp thấm nước ở phần gốc cây.
  • Chú ý hệ thống thoát nước đơn giản và đảm bảo, với những cây trồng chậu, bạn cần kê gạch cao ở phần đáy chậu để tránh ngập úng.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng sân thượng bằng phương pháp hữu cơ, hoặc trồng thêm các loại cây có mùi giúp đánh lạc hướng côn trùng.

Để được tư vấn về các giống cây công trình đẹp và dễ trồng nhất, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0888 733 300 để Nhà Vườn Hưng Thịnh hỗ trợ nhanh chóng!

NHÀ VƯỜN HƯNG THỊNH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nên trồng cây kè bạc ở đâu? Kè bạc trồng chậu được không

Nếu bạn không biết nên trồng cây kè bạc ở đâu hay kè bạc trồng chậu được không thì hãy nghĩ đến việc trang trí cảnh quan biệt thự sang chảnh hay trong các khu đô thị cao cấp. Cây kè bạc hay còn gọi là cây cọ bạc. Loại cây này sở hữu vẻ đẹp riêng biệt, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi những chiếc lá màu xanh bạc xòe tròn như hình quạt. Giống cây công trình nhập khẩu này rất được ưa chuộng trồng cho những công trình rộng lớn, sang trọng. 1. Đặc điểm cây kè bạc Kè Bạc có tên khoa học là Bismarckia nobilis, tên gọi khác là cây Cọ Bạc, thuộc họ Cau và xuất xứ từ Madagascar. Kè Bạc được trồng tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh miền Nam và miền Tây Việt Nam. 1.1 Đặc điểm hình thái Kè Bạc là loại cây công trình dễ nhận biết bởi lá cây có kiểu dáng độc đáo, nhìn là nhận ra ngay. Thân Kè Bạc là loại thân cột và ngắn, chiều cao tối đa thân chỉ đạt khoảng 3-5m Các bẹ lá của cây khá dài, đầu bẹ lá xòe tròn tạo thành hình quạt đẹp mắt, cuống lá dài tới 2m, đường kính của lá rộng tới 1m. H

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Tùng La Hán

Từ lâu, Tùng La Hán đã được biết đến là dòng cây cảnh mang giá trị cao về mặt thẩm mỹ và ý nghĩa tinh thần lớn lao. Tùng La Hán có sức sống tốt và cực kỳ bền bỉ, trái ngược hoàn toàn với tốc độ phát triển của cây. Cũng vì thế mà cây Tùng La hán thường được mô tả bằng những mĩ từ như là cổ kính, gai góc, phong trần, .... là dáng vẻ của thời gian, của đời người. Cụ Tùng La Hán sừng sững giữa đất trời Hôm nay, Nhà Vườn Hưng Thịnh xin được gửi tới Qúy khách hàng một số hướng dẫn cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tùng La Hán như sau: Cách chọn cây: Tùng La Hán mang nhiều dáng thế khác nhau, tùy theo gu thẩm mỹ và khuôn viên của gia chủ mà chọn cây có dáng thế và độ lớn phù hợp. Dù vậy, một cây tùng la hán đẹp thường mang một vài đặc điểm như là bông tán dày, mịn mướt, tán cây cân đối chắc chắn và phải đảm bảo cây không bị vấn đề về sâu bệnh. >> Xem thêm:  Top 10 loại cây công trình xanh quanh năm tạo mảng xanh lớn Đất trồng: Với bất kỳ loại cây nào cũng thế, tốt nhất chúng ta

Trồng cây kè bạc và những thông tin bạn nên biết

Hiện nay có rất nhiều lựa chọn trồng cây kè bạc để trang trí cảnh quan của mình. Đây là giống cây họ cau dễ chăm sóc và mang tính thẩm mỹ cao, vẻ ngoài lạ mắt. 1. Vì sao nhiều người thích trồng cây kè bạc? Có rất nhiều lý do khiến nhiều người thích trồng cây kè bạc trong không gian ngoại thất của mình. Vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch: Cây kè bạc có tán lá xòe rộng, màu xanh lục với các đường gân màu trắng bạc, mang đến cảm giác sang trọng, thanh lịch cho không gian. Dễ trồng, dễ chăm sóc: Cây kè bạc là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể sống trong điều kiện đất khô cằn, thiếu dinh dưỡng, phù hợp với những người bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc cây công trình cảnh quan. Ý nghĩa phong thủy tốt: Cây kè bạc được coi là giống cây công trình mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. 2. Tuổi thọ cây kè bạc bao nhiêu năm? Thông thường, cây kè bạc có tuổi thọ cao, có thể sống được hàng chục năm là điều bình thường. Nếu được áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây kè bạc “chuẩn”, cây có thể